Chiêu trò lừa đảo của Tịnh Thất Bồng Lai bị lật tẩy

 Rất nhiều tấm lòng vàng trong và ngoài nước gửi về “Tịnh thất Bồng Lai” những khoản từ thiện không hề nhỏ. Thành ý của họ có đặt đúng nơi, đúng đối tượng?  

“Nuôi dưỡng trẻ em không tuân thủ các quy định pháp luật, sau đó lợi dụng tôn giáo, thông báo quyên tiền từ thiện nuôi trẻ em là hành vi trái pháp luật”, luật sư Quách Thành Lực nhận định.


Công an tỉnh Long An vừa có kết quả điều tra, xác minh tại Tịnh thất bồng lai, sau khi nhận được nhiều phản ánh về cơ sở này lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ để trục lợi.

Kết quả như sau:  Vào năm 2014, bà Cao Thị Cúc ( SN 1960, ngụ xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước) về xã Hòa Khánh Tây (huyện Đức Hòa) mua gần 2.000m2 nhà, đất. Sau đó bà Cúc sửa chữa để làm điểm tu tại gia.



Sau đó, năm 2015, ông Lê Tùng Vân (SN 1932, ngụ phường 10, quận 6, TPHCM) chuyển về xã Hòa Khánh Tây sống chung với bà Cúc. Ông Vân và bà Cúc có mối quan hệ phức tạp.

Thông tin khác:

Khi những thông tin chính quyền Long An đưa ra thì nhiều người… vỡ lẽ. Đã có nhiều người, trong đó không ít Mạnh thường quân, từng hỗ trợ tiền bạc, vật chất cho “Tịnh thất Bồng Lai” đã lên tiếng phản ứng, bức xúc. Họ không ngờ đã bị lừa bao năm qua bằng những cách thức tinh vi khó tin.

Thực tế, “Tịnh thất Bồng Lai” được hình thành từ hộ gia đình bà Cao Thị Cúc (SN 1960, quê An Giang) trú tại ấp Lập Thành, xã Hoà Khánh Tây, huyện Đức Hoà, từ năm 2014. Gần 1 năm sau, ông Lê Tùng Vân (SN 1932, quê An Giang, ngụ tai quận 6) về đây chủ trì mọi hoạt động.

Từ năm 2014, “Tịnh thất Bồng Lai” được chú ý khi có người tên Lê Thanh Huyền Trân tham gia chương trình “Giọng hát Việt nhí” và đạt giải á quân. Trong cuộc thi này, Huyền Trân trong bộ đồ tu hành, giới thiệu mình là trẻ mồ côi ở “Tịnh thất Bồng Lai”.

Năm 2017, có 2 người tự nhận là “tu sĩ” gồm Hoàn Nguyên (SN 1990) và Nhất Nguyên (SN 1991) tham gia cuộc thi hát Bolero của đài Vĩnh Long. Họ cũng tự nhận là mồ côi, được “thầy ông nội” - Lê Tùng Vân nuôi dưỡng.


Như vậy cơ quan quản lý địa phương đã kết luận việc tổ chức hoạt động của “Tịnh thất Bồng Lai” là không hợp pháp.

Thứ hai, về việc quyên góp từ thiện: Việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo cũng phải tuân thủ đúng quy định tại điều 19 Nghị định số 162/2017/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Sự việc tổ chức cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, nuôi dưỡng trẻ em không tuân thủ các quy định pháp luật, sau đó lợi dụng tôn giáo, thông báo quyên tiền từ thiện nuôi trẻ em là hành vi trái pháp luật. Hành động này có dấu hiệu của hành vi gian dối tạo niềm tin, sự thương hại của các cá nhân, tổ chức.

Cá nhân lợi dụng các sự việc trên thực hiện quyên tiền từ thiện sinh hoạt tôn giáo, nuôi dưỡng trẻ em nhưng thực chất sử dụng số tiền trên không đúng mục đích thì có cơ sở xác định đó là hành vi có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản”.

Luật sư Lực cho rằng: “Trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra làm rõ mục đích, động cơ tổ chức hoạt động tôn giáo, nuôi dưỡng trẻ em của tổ chức này để xác định dấu hiệu của hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Nguồn Internet.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyễn Quang Hải bị hack facebook, lộ tin nhắn nhạy cảm

Mỹ nhân Red Velvet diện đồ sexy nghìn đô trong MV mới

6 án tử hình, tuyên án vụ thiếu nữ giao gà