Những người có nguy cơ nhiễm bệnh bạch cầu nhất

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Khi phát hiện sớm, có thể điều trị khỏi bệnh bằng kháng sinh.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắcxin đủ liều và đúng lịch. Bà Dương Thị Hồng - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho biết tại Trung tâm tiêm chủng trực thuộc Viện, đã có thêm người đến tiêm chủng mũi vắcxin bạch hầu nhưng số lượng chưa đông.

"Giai đoạn chuyển đổi vắcxin 5 trong 1 cách đây 2 năm, tỉ lệ tiêm mũi 5 trong 1 (có thành phần ngừa bạch hầu) giảm xuống dưới 90%. Thời điểm giãn cách xã hội tháng 4 vừa qua cũng có hơn 1 tháng tạm ngưng tiêm chủng, dù chúng tôi đã chỉ đạo tiêm vét nhưng vẫn có một tỉ lệ nhất định sót mũi tiêm hoặc chưa tiêm" - bà Hồng cho hay.

Ai dễ có nguy cơ bị lây bệnh bạch hầu? - Ảnh 4.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyễn Quang Hải bị hack facebook, lộ tin nhắn nhạy cảm

Mỹ nhân Red Velvet diện đồ sexy nghìn đô trong MV mới

6 án tử hình, tuyên án vụ thiếu nữ giao gà